Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

Ba nhà khoa học Anh cùng ẵm giải Nobel Vật lý

3 nhà khoa học cùng đoạt giải Nobel Vật lý. Từ trái sang: David Thouless, Duncan Haldane và Michael Kosterlitz.3 nhà khoa học cùng đoạt giải Nobel Vật lý. Từ trái sang: David Thouless, Duncan Haldane và Michael Kosterlitz.

David J. Thouless (sinh năm 1934), Duncan M. Haldane (sinh năm 1951) và J. Michael Kosterlitz (sinh năm 1942) đều là những nhà vật lý gốc Anh.

Theo thông cáo được đưa ra bởi Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển, 3 nhà khoa học đoạt giải đã có công mở cánh cửa dẫn đến thế giới các thể hiếm gặp của vật chất.

Kết quả nghiên cứu mang tính đột phá này được cho là sẽ có thể áp dụng trong cả lĩnh vực khoa học và chế tạo vật liệu điện tử.

Những nghiên cứu của 3 nhà khoa học này được thực hiện dựa các nguyên lý của tô pô học (ngành toán học nghiên cứu các đặc tính còn được bảo toàn của vật chất qua các sự biến dạng, sự xoắn, và sự kéo giãn nhưng ngoại trừ việc xé rách và việc dán dính).

Trong thập niên 70, Michael Kosterlitz và David Thouless đã lật ngược các lí thuyết về tính siêu dẫn ở thời điểm đó. Họ đã chứng minh rằng siêu dẫn có thể xảy ra ở nhiệt độ thấp, còn ở nhiệt độ cao, tính siêu dẫn sẽ biến mất. Đến thập niên 80, nghiên cứu này tiếp tục được phát triển bởi Thouless.

Trong một thập kỉ qua, việc nghiên cứu lĩnh vực tô pô học đã được đẩy mạnh với hi vọng rằng nó có thể giúp mở ra một thời kì mới của vật liệu điện tử và các chất siêu dẫn có thể được sử dụng trong các máy tính lượng tử của tương lai.

Với giải Nobel Vật lý, 3 nhà khoa học sẽ nhận được số tiền thưởng 8 triệu Krona (tiền Thụy Điển, tương đương 20,7 tỉ đồng). Trong đó, một nửa số tiền thưởng sẽ thuộc về David Thouless, một nửa số tiền còn lại chia đôi cho Michael Kosterlitz và Duncan Haldane.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét